Ngày bùng nổ theo đà (FTD) là gì?
![]() |
Ngày bùng nổ theo đà FTD là gì ? |
Trong giao dịch đầu tư chứng khoán nhà đầu tư luôn có ý nghĩa là “muốn có lợi nhuận thì cần mua đáy bán đỉnh” và đó là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Một khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng làm sao để thực hiện điều đó trong thực tế? Và rất nhiều người đã nếm trải nỗi đau “bắt đáy thì đứt tay, cụt tay” sau khi mua, cổ phiếu lại tiếp tục giảm và khoản lỗ càng ngày càng lớn, sau khi chốt lời xong giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng. Vậy dấu hiệu nào cho thấy thị trường đạt đỉnh? Và dấu hiệu nào sẽ cho thấy thị trường đã có đáy? Đã đủ an toàn để giải ngân chưa?
trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một khái niệm là ngày Bùng Nổ Theo Đà, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy thị trường đã tạo đáy. Vậy Ngày Bùng nổ theo đà (FTD) là ngày gì? Và cách áp dụng FTD trong giao dịch đầu tư chứng khoán như thế nào? Hãy cùng Phương tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
Theo William O’Neil, khi thị trường đang ở trong xu hướng giảm, để xác nhận thị trường ngừng rơi và cho sóng tăng trở lại, chúng ta sẽ đợi tín hiệu Bùng nổ theo đà, bởi không một xu hướng tăng nào bắt đầu mà không có sự xuất hiện của Ngày bùng nổ theo đà.
Ngày bùng nổ theo đà đánh dấu sự bắt đầu của một xu hướng mới. Đây là một khái niệm dùng để nhận diện thị trường chuyển từ giai đoạn giảm giá sang giai đoạn tăng giá.
Sau đợt giảm mạnh đầu tiên từ đỉnh, hãy theo dõi các đợt “Nỗ lực hồi phục” xuất hiện trong xu hướng giảm và đợi “Ngày bùng nổ theo đà” (Follow Through Day).
Cách ngày bùng nổ theo đà cảnh báo cho bạn biết về xu hướng tăng giá mới.
👍Đáy mới:
Khi thị trường đang ở trong xu hướng giảm, hãy tìm kiếm ít một trong các chỉ số chính của thị trường (VN-index, Vn-30 hoặc Hnx-Index) ngừng rơi và thiết lập đáy mới.
👍Đợt Nỗ Lực Hồi Phục:
Sau khi thiết lập đáy mới, hãy tìm kiếm một ngày mà chỉ số thị trường đóng cửa cao hơn với khối lượng cao hơn mức trung bình. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy chỉ số thị trường đang chặn đà giảm giá lại, đã tạo “đáy” xong, và đang trên đường bật tăng trở lại.
👍Ngày Bùng Nổ Theo Đà:
Khi đợt nỗ lực hồi phục xuất hiện, chúng ta bắt đầu tìm kiếm ngày bùng nổ theo đà để xác nhận xu hướng tăng giá mới đã bắt đầu. các yêu cầu về ngày bùng nổ theo đà:
Thường xuất hiện sau ngày thứ 3 của đợt nỗ lực hồi phục. Phổ biến xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, nhưng đôi khi có thể xuất hiện muộn hơn.
Chỉ số phải có một ngày tăng giá mạnh, thông thường lớn hơn 1.5%, với khối lượng cao hơn so với ngày trước đó.
Phải là một phiên bùng nổ, mạnh mẽ, dòng tiền lan tỏa khắp các mã và nhóm ngành.
💥Chú ý:
+ Một số trường hợp, thị trường có thể xuất hiện Ngày bùng nổ theo đà vào ngày thứ 10. Để biết Ngày bùng nổ theo đà có thành công hay không, ta sẽ quan sát trong 4 – 5 phiên sau Ngày bùng nổ theo đà liệu có phiên phân phối nào (phiên thị trường giảm hơn 1%) hay không. Nếu có: Khả năng Ngày bùng nổ theo đà đã thất bại.
+ Sau phiên ngày bùng nổ theo đà mà cổ phiếu giảm thủng đáy phiên đầu tiên thì ngày bùng nổ thất bại chúng ta cần hành động dứt khoát cắt lỗ để bảo vệ tài khoản.
Bạn có thể quan tâm những bài viết sau:
👍 Xem chỉ số P/E, P/B của thị trường ở đâu ?
👍 Xem chỉ số P/E, P/B trung bình ngành ở đâu ?
👍 Cách tính hệ số NIM của ngân hàng
👍 Cách tính hệ số CASA của ngân hàng
👍 Cách tính tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
👍 Cách tính tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng
👍 Cách tính tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng
👍 Cách tính tỷ lệ LDR của ngân hàng
👍 Cách tính chỉ số CIR của ngân hàng
👍 Lãi và phí dự thu của ngân hàng là gì ?
👍 Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng là gì? Cách tính ?
Nguyễn Chí Phương
No comments:
Post a Comment