-

Lợi suất (Lợi tức) trái phiếu là gì?

  Nguyễn Chí Phương       Thursday, October 26, 2023
lượt xem

1. Lợi suất (Lợi tức) trái phiếu là gì?

Lợi suất (Lợi tức) trái phiếu là gì?
Lợi suất (Lợi tức) trái phiếu là gì?

Lợi suất trái phiếu xuất phát từ cụm từ tiếng Anh “Bond yield”. Nó phản ánh tỷ lệ lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được trên mệnh giá trái phiếu. Có hai loại lợi suất trái phiếu bao gồm: lợi suất danh nghĩa và lợi suất thực. 

👍Lợi suất danh nghĩa là tỷ lệ lãi được ghi rõ trên trái phiếu. Ví dụ, bạn mua trái phiếu với mệnh giá 2.000.000đ và được nhận lãi là 100.000đ/năm. Vậy lợi suất danh nghĩa sẽ là: 100.000/2.000.000 = 5%

👍Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lạm phát nên đồng tiền thường mất giá theo thời gian. Vì thế, có một loại lợi suất khác được quy định là lợi suất thực. Nó phản ánh mức lãi suất mà nhà đầu tư nhận được sau khi đã trừ đi ảnh hưởng của lạm phát.

2. Đo lường lợi suất (Lợi tức) trái phiếu như thế nào?

Lợi suất trái phiếu bị tác động bởi giá trái phiếu và được tính theo công thức:

Lợi suất trái phiếu = tiền lãi hàng năm / giá trái phiếu

Nếu lãi suất chung của thị trường cao hơn mức lợi suất của trái phiếu thì giá của trái phiếu có thể sẽ giảm. Lúc này, trái phiếu không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa. Nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư khác. Vì thế, cần phải giảm giá trái phiếu để thu hút nguồn tiền trở lại.

Ngược lại, nếu lãi suất coupon cao hơn mức lãi suất thị trường, trái phiếu có thể sẽ tăng giá. Lúc này, trái phiếu trở thành kênh đầu tư tiềm năng. .

MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TCBS

3. Lợi suất đáo hạn (YTM – Yield to Maturity) là gì?

Lợi suất đến hạn là mức lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu bạn mua nó ở một thời điểm và giữ lại cho đến ngày đáo hạn. Ngoài lợi suất trái phiếu, khi đầu tư bạn cũng cần quan tâm đến chỉ số YTM. 

YTM bị tác động từ:

Các khoản lãi định kỳ nhận được (với điều kiện các khoản lãi được tái đầu tư với cùng mức lãi suất).

Các khoản lời (mua ở mức giá chiết khấu) hoặc lỗ (mua ở mức giá thặng dư).

Ví dụ:  Bạn mua 1 trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng, đáo hạn sau 2 năm, lãi suất là 8%/năm, được bán với giá hiện tại là 103.000 đồng. Vậy lợi suất đến hạn là 6,36%.

Giả sử, bạn mua trái phiếu với giá 1 tỷ, tiền lãi được nhận mỗi năm là 100 triệu/ năm.

Nếu không bán trái phiếu trước hạn, bạn sẽ nhận được lãi suất coupon là 100 triệu mỗi năm trong thời gian 5 năm và nhận lại 1 tỷ khi đến thời hạn thanh toán từ người phát hành trái phiếu. Khi đó, lợi suất trái phiếu là 100.000.000/1.000.000.000 = 10%.

Nếu bán trước hạn thì bạn sẽ không nhận được đủ 1 tỷ. Nguyên nhân là do giá trái phiếu thay đổi mỗi ngày. Nếu giá trái phiếu tại thời điểm bán thấp hơn giá ban đầu mua, bạn sẽ bán trái phiếu của mình dưới mệnh giá. Đó được gọi là một khoản chiết khấu (a discount). Còn nếu giá trái phiếu lúc đó là 1,2 tỷ, bạn sẽ bán trái phiếu của mình trên mệnh giá và thu về một khoản thặng dư (a premium). 

Dù bạn với mức giá nào thì tiền lãi bạn nhận hàng năm vẫn không thay đổi (100 triệu/ năm) nhưng lợi suất trái phiếu sẽ có sự khác biệt. Ví dụ, nếu bạn bán với giá 800 triệu thì lợi suất trái phiếu là 100 triệu/ 800 triệu = 12,5%. Nếu bán với giá 1,2 tỷ thì lợi suất là 100 triệu/ 1,2 tỷ = 8,33%.


Bạn có thể quan tâm những bài viết sau:

👍 Xem chỉ số P/E, P/B của thị trường ở đâu ? 

👍 Xem chỉ số P/E, P/B trung bình ngành ở đâu ? 

👍 Cách tính hệ số NIM của ngân hàng

👍 Cách tính hệ số CASA của ngân hàng

👍 Cách tính tăng trưởng tín dụng của ngân hàng

👍 Cách tính tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng

👍 Cách tính tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng

👍 Cách tính tỷ lệ LDR của ngân hàng

👍 Cách tính chỉ số CIR của ngân hàng

👍 Lãi và phí dự thu của ngân hàng là gì ?

👍 Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng là gì? Cách tính ?


Nguyễn Chí Phương

logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết

Hãy để lại comment của bạn về bất cứ vấn đề gì liên quan đến bài viết này ! Chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi nhằm hoàn thiện thêm kiến thức của mình .

Lưu ý không spam link dưới mọi hình thức..

Bạn có thể dùng 3 chế độ sau để tham gia bình luận:

1. Tài khoảm gmail
2. Ẩn danh
3. Tự thiết lập riêng (Tên, URL)

No comments:

Post a Comment