-

Khung giờ thường bị call margin

  Nguyễn Chí Phương       Tuesday, September 26, 2023
lượt xem

1. Call margin là gì?

Khung giờ thường bị call margin
Khung giờ thường bị call margin 

Call Margin hay lệnh gọi ký quỹ là một thông báo từ sàn giao dịch đến các nhà đầu tư khi mức ký quỹ giảm xuống dưới ngưỡng an toàn cho phép.

Lúc này nhà đầu tư buộc phải nạp thêm tiền hoặc bán đi một số cổ phiếu để tỷ lệ vay margin quay về ngưỡng an toàn.

Hay nói cách khác:

Chỉ những nhà đầu tư vay margin mới có khả năng bị call margin

2. Tại sao nhà đầu tư lại bị call margin

Người cho nhà đầu tư vay margin chính là các công ty chứng khoán và đương nhiên họ sẽ làm mọi cách để không bị mất khoản cho vay.

Khi giá cổ phiếu giảm tới ngưỡng ảnh hưởng tới khoản cho vay này, các công ty chứng khoán sẽ giục nhà đầu tư nộp thêm tiền (call margin) hoặc bán cổ phiếu của nhà đầu tư để thu tiền về.

Ví dụ, bạn có 100 triệu đồng mua 1.000 cổ phiếu DGC với giá 100.000 đ/cp và sử dụng cổ phiếu DGC để vay 100 triệu đồng margin từ công ty chứng khoán để mua thêm 1.000 cổ phiếu DGC nữa.

Như vậy tổng tài sản của bạn sẽ là 200 triệu đồng (2.000 cổ x 100.000 đ/cp), gồm 100 triệu là tiền của bạn và 100 triệu đi vay margin:

Khi giá cổ phiếu DGC giảm xuống 75.000 đ/cp,  giá trị tài sản lúc này sẽ là 150 triệu (2.000 x 75.000), trong đó 100 triệu đi vay vẫn giữ nguyên và 50 triệu là nguồn tiền của bạn.

Khi giá cổ phiếu DGC giảm xuống 65.000 đ/cp, giá trị tài sản lúc này sẽ là 130 triệu (2.000 x 65.000), trong đó 100 triệu đi vay vẫn giữ nguyên và 30 triệu nguồn tiền của bạn.

Khi giá cổ phiếu DGC giảm xuống 50.000 đ/cp, giá trị tài sản lúc này sẽ là 100 triệu (2.000 x 50.000), trong đó toàn bộ 100 triệu tiền vay này là của công ty chứng khoán và bạn không còn tiền.

Vì công ty chứng khoán không muốn mất tiền nên họ sẽ call margin, yêu cầu bạn nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc họ sẽ bán toàn bộ số lượng cổ phiếu bạn đang nắm giữ để thu 100 triệu tiền cho vay về.

MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TCBS

3. Khi nào bị call margin?

Trên thực tế công ty chứng khoán sẽ không bao giờ để giá cổ phiếu giảm xuống quá sâu, bạn lỗ hết sạch tiền rồi mới bắt đầu call margin, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng họ bị mất 1 phần tiền cho vay margin.

Họ sẽ đặt ra mức giới hạn gọi là tỷ lệ ký quỹ duy trì, thông thường là 30%.

Bạn sẽ bị call margin khi tỷ lệ ký quỹ xuống dưới tỷ lệ ký quỹ duy trì.

Quay lại ví dụ giá cổ phiếu DGC giảm xuống 65.000 đ/cp, lúc này:

Tỷ lệ ký quỹ M = Tài sản ròng của nhà đầu tư/ Tổng giá trị chứng khoán  = (130 – 100)/130 = 23% (< 30%).

Bạn sẽ nhận được thông báo phải nộp tiền (khoảng từ 1 – 2 ngày) để đưa tỷ lệ ký quỹ duy trì về 30% như quy định, số tiền cần nộp thêm là:

Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản tính theo giá thị trường = (23% – 30%) x 130 = 9.1 triệu đồng.

Nếu:

Bạn không nộp tiền bổ sung trong thời gian quy định (khoảng 1 – 2 ngày)

Giá cổ phiếu giảm quá nhanh, xuống dưới tỷ lệ ký quỹ force sell (thường là dưới 20%)

Công ty chứng khoán sẽ ngay lập tức thực hiện bán giải chấp cổ phiếu (force sell) để thu hồi tiền về.

4. Khung giờ bị call margin

Có rất nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn gọi đây là khung giờ call margin…

Nhưng chính xác hơn phải gọi là khung giờ bị bán giải chấp (force sell). Bởi call margin chỉ là hành động nhắc bạn nộp tiền vào tài khoản chứng khoán.

Khi nhà đầu tư không có khả năng nộp thêm tiền để đưa tỷ lệ vay margin về ngưỡng an toàn, công ty chứng khoán có khả năng bị mất vốn do giá cổ phiếu tiếp tục giảm, họ sẽ bán giải chấp.

Khung giờ force sell tự động của hệ thống các công ty chứng khoán thông thường là 10h – 11h trong phiên sáng và 14h trong phiên chiều.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, các công ty chứng khoán cũng chia nhau các khung giờ call margin khác nhau để tránh thị trường không kịp hấp thụ.

Tín hiệu để nhận ra thị trường đang bị force sell là hiện tượng cổ phiếu nằm sàn la liệt, lệnh bán như đang xả hàng.

5. Call margin chéo

Nếu bạn nào đầu tư chứng khoán trước năm 2022 có lẽ sẽ không lạ với thuật ngữ này…

Call Margin chéo là hiện tượng công ty chứng khoán không bán được cổ phiếu đang bị thua lỗ do mất thanh khoản.

Thay vì bán cổ phiếu dùng để thế chấp vay margin, công ty chứng khoán lại bị bắt buộc bán giải chấp những cổ phiếu khác của bạn để thu hồi margin về.

Chính call margin chéo dẫn tới những cổ phiếu tốt khác đều bị bán tháo để thu hồi margin.

Lấy ví dụ, bạn thế chấp 1.000 cổ phiếu DIG để mua 1.000 cổ phiếu MBB.

Nhưng bởi vì DIG giảm sàn liên tiếp không có người mua, công ty chứng khoán buộc phải bán MBB để thu hồi tiền cho vay margin về.

Trường hợp này thường xuyên xảy ra khi thị trường giảm quá mạnh, các cổ phiếu giảm sàn đồng loạt.


Bạn có thể quan tâm những bài viết sau:

👍 Xem chỉ số P/E, P/B của thị trường ở đâu ? 

👍 Xem chỉ số P/E, P/B trung bình ngành ở đâu ? 

👍 Cách tính hệ số NIM của ngân hàng

👍 Cách tính hệ số CASA của ngân hàng

👍 Cách tính tăng trưởng tín dụng của ngân hàng

👍 Cách tính tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng

👍 Cách tính tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng

👍 Cách tính tỷ lệ LDR của ngân hàng

👍 Cách tính chỉ số CIR của ngân hàng

👍 Lãi và phí dự thu của ngân hàng là gì ?

👍 Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng là gì? Cách tính ?


Nguyễn Chí Phương

logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết

Hãy để lại comment của bạn về bất cứ vấn đề gì liên quan đến bài viết này ! Chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi nhằm hoàn thiện thêm kiến thức của mình .

Lưu ý không spam link dưới mọi hình thức..

Bạn có thể dùng 3 chế độ sau để tham gia bình luận:

1. Tài khoảm gmail
2. Ẩn danh
3. Tự thiết lập riêng (Tên, URL)

No comments:

Post a Comment